Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Miền Tây bị biến dạng vì không làm theo quy luật tự nhiên

- Sạt lở, sụt lún hay các sự cố môi trường khác, đều có hai nguyên nhân, là do tự nhiên và con người. Nhưng ảnh hưởng của con người thường là lớn hơn, vì tự nhiên luôn diễn ra rất chậm. Tôi ví dụ, như nước biển dâng mỗi năm chỉ vài mm, nhiệt độ tăng mỗi năm chỉ một ít, nói chung sự thay đổi là một quá trình dài.

Nhưng sự tác động của con người thường mới là vấn đề chính. Từ xưa, những vùng trũng như Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười là vùng tự nhiên chứa nước lũ, người dân bỏ đất không làm vụ ba, cho ngập lũ đón phù sa.

Theo tin tức cho hay có giai đoạn đất nước sau chiến tranh còn nghèo, thiếu ăn, nên phải bảo đảm an ninh lương thực bằng cách mỗi địa phương tự sản xuất lúa, dự trữ càng nhiều càng tốt.

Bây giờ, tư duy "tích trữ" ấy vẫn còn ảnh hưởng. Để làm vụ ba, chúng ta làm đê bao ngăn lũ, thậm chí là dự án thoát lũ ra biển Tây, vì chúng ta coi lũ là thiên tai, trong khi lũ là hệ sinh thái cần thiết. Chúng ta làm ngược lại quy luật tự nhiên, nên đất mất đi lớp nước trữ, khô hạn sẽ gia tăng.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, cho rằng con người là tác nhân chính của các vấn đề môi trường hiện nay, khi chúng ta ngày càng đi ngược với các quy luật tự nhiên. Ảnh: Hoàng Nam.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, cho rằng con người là tác nhân chính của các vấn đề môi trường hiện nay, khi chúng ta ngày càng đi ngược với các quy luật tự nhiên. Ảnh: Hoàng Nam.

Mỗi vùng có hệ sinh thái đặc trưng, khi đóng các cửa sông lại, để đưa nước ngọt vào sẽ xóa đi hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Việc này về cơ bản vừa tốn thêm chi phí rất lớn để làm nông nghiệp, mà chủ yếu là làm lúa. Nghịch lý là lúa sản xuất càng nhiều thêm, nhưng nông dân vẫn không giàu lên. Những vùng ven biển, bán đảo Cà Mau tương tự, thay vì thuận thiên, thì lại chủ trương ngọt hóa.

Thứ hai, trồng lúa từ xưa nay dễ quá nên nông dân không có sự sáng tạo so với các lĩnh vực khác, về lâu dài bị ù lỳ về kiến thức.

Quan trọng hơn, huyện Trần Văn Thời là vùng đất mặn từ trong đất, chứ không phải mặn từ trong nước, vì Cà Mau không nhận được nước trực tiếp từ sông Mekong. Phù sa Mekong sau khi ra Biển Đông tụ lại tại khu vực cửa biển, nước biển pha trộn phù sa với chất hữu cơ, vi sinh hình thành nên vùng đất Cà Mau. Nên dù có ngăn mặn lại cũng không giải quyết được vấn đề căn cơ từ bên trong đất, mà muốn vậy, phải dẫn nước ngọt từ Mekong về rửa.

Dĩ nhiên, trồng lúa ở vùng mặn sẽ không có hiệu quả bằng các vùng ngọt. Cộng thêm biến đổi khí hậu, nước sông Mekong ngày càng ít, sẽ xảy ra tình trạng mặn không vô được, nhưng ngọt cũng không tới. Đất tại những nơi đó thiếu nước, sẽ co lại, sụt xuống, đặc biệt năm nay khô hạn nhiều.

Vừa rồi, đang có tranh cãi của tỉnh Cà Mau, là trả lại nước cho đất, nhưng nước ở đâu. Khi họ hỏi, chúng tôi quan điểm phải trả lại hiện trạng ngập mặn tự nhiên như ngày xưa, thuận thiên là giải pháp rẻ tiền nhất.

Xem thêm: https://congtydichthuathp.blogspot.com/
Trong khi dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau bỏ ra hàng nghìn tỷ, đang chuẩn bị xây đập Cái Lớn, Cái Bé, nếu đưa nước mặn vô, dự án này sẽ bị phá sản. Trong khi nước ngọt hiện nay người dân còn thiếu để sinh hoạt, nên lấy đâu ra nước ngọt để bơm vào vùng này, và liệu bơm bao nhiêu cho đủ.

- Nhưng một số tỉnh như Bến Tre đang triển khai các dự án ngọt hóa quy mô lớn, ông đánh giá sao về dự án này?

- Điều kiện của hai địa phương khác nhau, Bến Tre là đất ngọt, cũng bị nhiễm mặn, nhưng nhiễm từ sông rạch, nên dự án nói trên, có thể giải quyết được một phần.

Nhưng liệu chúng ta có nên cân nhắc về việc, nên tập trung đầu tư hệ thống ống dẫn nước ngọt cho sinh hoạt, hơn là cho sản xuất, vốn phải bỏ ra chi phí đầu tư quá lớn, trong khi thu lại hiệu quả không cao.

- Tình trạng sụt lún đang phức tạp, một nghiên cứu quốc tế cảnh báo rằng, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập vào năm 2050, đây là một dự báo bi quan?



Đưa ra giả thuyết là để cảnh báo chúng ta cần có những kế hoạch hành động ngay.Các kịch bản được đưa ra trong điều kiện chúng ta khai thác nhưng không có các biện pháp gì để khắc phục, như tiếp tục hút nước ngầm khiến đất ngày càng sụt lún. Cộng với nước biển dâng, đến giai đoạn triều cường, có thể là một nửa miền Tây bị ngập.

- Nhiều người đang lo lắng về các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong, theo ông tác động của các đập này như thế nào với nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long?

- Thật ra vấn đề này thế giới, Ủy ban sông Mekong, Bộ Tài nguyên và Môi trường lẫn các cá nhân nhiều nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu.

Kịch bản có khác nhau, có thể là đóng luôn, chỗ này đóng chỗ kia mở, hoặc là không đóng hẳn mà đóng theo một chu kỳ nào đó.

Nhưng nguyên tắc của thủy điện là làm một con đập chặn ngang dòng chảy để tích nước lại, sau đó dẫn qua các tua bin phát điện. Khi tích nước đầy đến một lượng nhất định sẽ phải xả ra. Vấn đề là khi nào đóng và khi nào mở.

Về lý thuyết, mùa mưa nước nhiều sẽ đóng và trữ nước, mùa khô xài điện nhiều, xả để phát điện. Mặt tích cực của thủy điện là giữ nước mùa mưa, bớt lũ lụt, mùa khô xả nước cung cấp cho hạ nguồn. Tất nhiên, còn nhiều vấn đề như các loài cá di cư, lượng phù sa, nhưng ở đây đang chỉ nói đến nước.

Tuy nhiên, đó là những năm bình thường, gặp những năm cực đoan, khi khô hạn nhiều, nước không đủ, nên sau mùa mưa, mùa khô họ sẽ vẫn giữ nước lại, khi nào cao điểm cần điện mới xả ra từ từ. Hoặc là mùa mưa giữ nước lại, nhưng gặp năm bão liên tiếp, phải xả, đang ngập lũ gặp xả, lũ sẽ chồng lũ. Hoặc là họ giữ nước trong hồ chứa nhưng xả qua một khu vực khác, như Trung Quốc và Thái Lan từng thực hiện.

Thủy điện cũng là một tác nhân gây ra thay đổi dòng chảy, thường gây bất lợi cho chúng ta nhiều hơn. Họ sử dụng thủy điện cho mục đích khác, phát điện chỉ là mục tiêu phụ thứ hai.

Chúng ta có thể có phương án khắc phục các vấn đề trên, thậm chí có thể tính đến phương án không cần nguồn nước từ Mekong, mà sử dụng các giải pháp khác thay thế, nhưng chúng ta phải trả giá rất lớn cho việc đó.

- Sạt lở, sụt lún, hạn mặn đã khiến nhiều người dân miền Tây mất nhà cửa, đất sản xuất, ly hương. Theo ông, liệu còn hệ lụy nào lớn hơn đến môi trường xã hội do các hiện tượng thiên tai này?

- Bản thân tôi là dân di cư, từ miền Trung và Nam lập nghiệp, dù không phải do thiên tai, cũng mất gần 20 năm để ổn định cuộc sống. Nghĩa là về mặt môi trường xã hội, người dân sau thiên tai sẽ mất thời gian khá lâu để xây dựng lại cuộc sống ổn định.

Mặt khác, tác động của thiên tai sẽ tạo ra một hệ lụy về mặt xã hội, khi lực lượng chủ chốt trong độ tuổi lao động để phát triển nông thôn bỏ đến các thành phố xin việc. Con cái họ bỏ lại cho ông bà chăm sóc, những đứa trẻ sẽ ít được giáo dục hơn gây bất ổn về mặt giáo dục.

Các nạn nhân của thiên tai sẽ mất kết nối với cộng đồng cũ, và chiếm một phần nơi ở, công ăn việc làm của cộng đồng nơi ở mới tiếp tục tạo ra xung đột khác. Cũng có nhiều trường hợp, họ vẫn đem những thói quen xấu từ một nền nông nghiệp lâu năm, kỷ luật lao động thấp.

http://foswiki.oris.mephi.ru/Main/XosothuDo
https://devpost.com/dattt03

http://cannabis.cluster005.ovh.net/french/forum/member.php?u=347531

https://community.arubanetworks.com/t5/user/viewprofilepage/user-id/135179
https://forum.autocarindia.com/profile/83885-datxstd
https://cactusthemes.com/forums/users/datxstd/
https://www.codechef.com/users/datxstd

http://orcadmarketplace.com/UserProfile/tabid/43/userId/44247/Default.aspx
https://www.projectlibre.com/users/datxstd
https://3dlabprint.com/forums/users/dattt03/
https://www.teepublic.com/user/bigkey
https://wiseintro.co/datxstd
https://www.poppriceguide.com/profile-2/
https://www.deviantart.com/datxstd
http://forum.farmer.pl/profile/117463-datxstd

https://paper.li/~/publisher/5226d358-8797-4dd9-8c99-6adbdeb689ed
https://www.crokes.com/datxstd/profile/
https://myspace.com/datxstd
http://flyfreemedia.com/forums/users/datxstd/

https://www.atlasobscura.com/users/dfeaac63-bead-4ed0-9d99-f0a0f1bfdaa7
https://able2know.org/user/datxstd/
https://www.couchsurfing.com/people/dat-xstd

https://www.bakespace.com/members/profile/datxstd/846670/
https://www.vietnamta.vn/profile-56602
https://dribbble.com/datxstd/about

https://www.mobafire.com/profile/datxstd-935834?profilepage

0 nhận xét:

Đăng nhận xét